Bản gốc tiếng Anh của Tuyên ngôn này được đăng năm 2014 trên Explore: The Journal of Science and Healing của Elsevier - một trong những nhà xuất bản ấn phẩm khoa học lớn nhất thế giới [2] và trên NCBI - tổ chức nghiên cứu Y sinh trực thuộc Bộ Y tế Mỹ [3].
Khoa học duy vật vốn tuân thủ nghiêm ngặt (đến mức cực đoan) nguyên tắc thực chứng, đã đưa đến những phát triển vượt bậc và vững chắc cho loài người các thế kỷ gần đây. Thành tựu y học, máy móc động cơ, thông tin liên lạc, tàu vũ trụ, năng lượng hạt nhân…là những minh chứng vĩ đại. Không có tính nghiêm ngặt và đáng tin cậy của khoa học duy vật thì mấy ai dám banh tròng mắt ra để bác sỹ gọt bớt chữa trị bệnh cận thị, bạn nào dám lái cái hộp sắt chạy 100-200km/h vun vút trên đường cao tốc ?
Tuy nhiên, triết lý duy vật của khoa học, với cách tiếp cận cứng nhắc của mình, đã hạn chế sự khám phá của loài người trong nhiều lĩnh vực ! Chúng ta cần có cách tiếp cận khác, gọi là Hậu duy vật (Post-materialism). Ít nhất là phải có vai trò ngang bằng giữa ý thức và vật chất.
Một ví dụ kinh điển là câu hỏi « Một cái cây lớn bị đổ trong rừng sâu, và chẳng có ai trong rừng, thì nó có tạo ra âm thanh không ? » [4]. Không có người quan sát thì không có xương búa, màng nhĩ tai, thì không tồn tại cái gọi là âm thanh cây bị đổ!
Một ví dụ hiện đại hơn là vật lý lượng tử. Với các hạt như electron, chúng ta không thể tính toán/mô phỏng để biết trước được, tại một thời điểm nào đó, nó đang ở vị trí nào trong không gian, mà chỉ đến lúc quan sát mới biết. Trong hệ thống lượng tử, các hạt có nhiều trạng thái/mức năng lượng khác nhau, nó chỉ được xác định khi có tương tác từ thế giới bên ngoài hoặc được quan sát. Các vi hạt và người quan sát chúng (nhà vật lý và phương pháp quan sát) có liên hệ với nhau. Để đơn giản hóa, tưởng tượng nhà bạn có cái đĩa sứ trong tủ chén bát sắp rơi, may nhờ cái cửa tủ chận lại ; nếu bạn không quan sát (không mở tủ) thì cái đĩa còn nguyên ; nếu bạn quan sát (mở cửa tủ ra nhìn) thì cái đĩa không còn nguyên nữa :))) Nó cũng giống như trạng thái của 1 hệ thống lượng tử vậy, tại 1 thời điểm có thể vừa ở trạng thái này, vừa ở trạng thái khác, tùy thuộc vào người quan sát!
Tóm lại là thế giới này không chỉ phụ thuộc duy nhất vào vật chất, mà còn phụ thuộc vào chủ quan của người quan sát (ý thức). Với cách tiếp cận rộng mở này thì hy vọng hiểu thêm những vấn đề của vật lý hiện đại,thế giới phi vật chất, cái gì sau cái chết...
Mình đã từng phát biểu là Science is not enough. Sau khi đọc bài này thì phải phát biểu lại cho chính xác là Materialist science is not enough :)))
(Nguồn ảnh: https://me.me/i/schrodinger-plates-theyre-both-broken-and-not-broken-until-you-1335365ea6954921a82d2e8c4a603508 )
-----
[1] https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tuyen-ngon-ve-mot-nen-khoa-hoc-hau-duy-vat.html
[2] https://arizona.pure.elsevier.com/en/publications/manifesto-for-a-post-materialist-science-2
[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/m/pubmed/25088379/
[4] Robert Lanza (2009), Biocentrism: How Life and Consciousness are the Keys to Understanding the Universe, Benbella Books
Copyright © 2018 TRAN Hoang-Quan (Quân) - All Rights Reserved.